thu nghiem

Điểm Truy Cập INTERNET Miễn Phí Theo Dự Án BMGF Của Quỹ Bill - Melinda Gates Phối Hợp Với Bộ Thông Tin & Truyền Thông, Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Thông điệp

 Mái ấm tình thương



Đoàn thanh niên xã  cần sự chung tay, góp sức của bạn để xây dựng “ Mái ấm tình thương” cho những  gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã.Rất mong sự  đồng cảm  và  đóng  góp  của các bạn với những hoàn cảnh khó khăn đó qua Quỹ vận động xây dựng “ Mái ấm tình thương”  của Đoàn thanh niên xã để giúp đỡ những hoàn cảnh trên vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

10 phần mềm diệt virus tốt nhất 2014

10 phần mềm diệt virus tốt nhất 2014 bao gồm danh sách các phần mềm diệt virus tốt nhất phiên bản 2014 xem xét trên khả năng bảo vệ người dùng trước các loại virus và mức độ phổ biến của các phần mềm này.

Hiện tại, có rất nhiều phần mềm diệt virus tràn lan trên thị trường. Một số có uy tín với tuổi đời lâu năm, số khác lại mới ra mắt với nhiều lời lẽ quảng bá hấp dẫn khiến người dùng càng phân vân không biết nên chọn phần mềm diệt virus nào là tốt nhất.
10 phần mềm diệt virus tốt nhất 2014
Trên các trang công nghệ nước ngoài đã đăng tải khá nhiều bài đánh giá chi tiết về các phần mềm diệt virus phiên bản năm 2014. Tuy nhiên để giúp người dùng dễ dàng lựa chọn hơn và đỡ mất thời gian hơn, ITCafe xin rút ra danh sách 10 phần mềm diệt virus tốt nhất 2014 để các bạn tham khảo.
1 – BitDefender Antivirus 2014
Bitdefensive 2014 - phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất
BitDefender là một tên tuổi nổi tiếng trong ngành công nghiệp bảo mật. Không chỉ có khả năng bảo vệ người dùng bình thường, Bitdefender còn được sử dụng trong các hệ thống cần sự bảo mật cao cấp, và các trung tâm an ninh nổi tiếng. Bitdefender sử dụng tính năng cập nhật dữ liệu báo động thời gian thực, tức chỉ cần một máy tính bất kỳ cài Bitdefender nhiễm virus lạ, ngay lập tức chương trình sẽ phát báo động tới tất cả hệ thống Bitvender toàn cầu.
Tuylà một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất 2014 nhưng Bitdefender có một điểm yếu là thiếu chức năng bảo vệ Email trong thời gian thực.
2 – Kapersky Anti-Virus-2014
Kapersky internet security 2014 - phần mềm diệt virus
Kapersky tuy chưa phải là một thương hiệu lâu đời nhất, nhưng lại được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Với giao diện người dùng tinh tế, bảo vệ máy song song thời gian thực online và cả offline. Kapersky hiển nhiên trở thành một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất hiện nay. Phiên bản Antivirus 2014 được Kapersky cho ra mắt sớm (cuối 2013) nhằm hướng người dùng tới một trải nghiệm mới cũng như thể hiện sự đón đầu công nghệ của mình.

3. Trend Micro Antivirus 2014
Trend-Micro Antivirus 2014 - phần mềm chống virus tốt
Tren Micro nổi tiếng với khả năng bảo vệ máy tính trước các phần mềm gián điệp và chống các virus chương trình quảng cáo. Tính năng khóa từ xa cho phép người dùng bảo mật toàn bộ dữ liệu trong trường hợp bị mất máy tính.
4. Norton Antivirus / Internet Security 2014
Norton Antivirus 2014 - phần mềm diệt virus tốt nhất
Norton là một tên tuổi lâu đời và nổi tiếng trong lĩnh vực phòng chống virus trên Windows. Phiên bản mới nhất của Norton 2014 bảo vệ bạn khi sử dụng các mạng máy tính công cộng hoặc wifi công cộng. Các định nghĩa Virus của Norton luôn được cập nhật hằng ngày và mới nhất theo thời gian thực.
5. McAfee Antivirus 2014
MCAfee 2014 - phần mềm diệt virus tốt nhất 2014
Đứng thứ 6 trong danh sách những phần mềm diệt virus tốt nhất 2014 là McAfee, một tên tuổi cũng đã quá quen thuộc với người dùng máy tính lâu năm. McAfee có hệ thống bảo vệ 2 lớp như ScriptStopper (Chặn Script) và WormStopper.
6. AVG Antivirus 2014
AVG Internet Security 2014 Pro
AVG là một trong những chương trình bảo mật chống virus lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất, Không chỉ nổi tiếng với phiên bản miễn phí (AVG Free). Phiên bản tính phí của AVG (AVG Pro) cũng được nhiều người dùng mua và ưa chuộng.  AVG Antivirus có khả năng bảo vệ đa hướng và đặc biệt bảo vệ bạn an toàn khi lướt web.
7. Avast! Antivirus 2014
Avas 2014 - phần mềm diệt virus tốt nhất
Avast là một tên tuổi đáng tin cậy khác trong ngành công nghiệp bảo mật này. Phần mềm cung cấp hầu hết các tính năng bảo vệ mà các chương trình khác có. Avast sẽ giúp bạn an toàn tuyệt đối trước các phần mềm gián điệp trực tuyến hoặc gián điệp ngoại tuyến. Chương trình cũng sử dụng 2 tầng bảo mật để che chắn cho người dùng.
8. Avira Free Antivirus 2014
Phần mềm diệt virus miễn phí Avira 2014
Avira Antivirus 2014 là phần mềm bảo vệ máy tính khá toàn diện từ các virus nguy hiểm, Trojan, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo và hàng tá phần mềm độc hại khác. Avira sẽ chặn ngay lập tức khi một ứng dụng nào đó xuất hiện dấu hiệu đe dọa an ninh người dùng.
Tên tuổi Avira cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong các dịch vụ của họ.
Microsoft Essentinals 2014  - phần mềm diệt virus tốt nhất
Phần mềm diệt virus của Microsoft. Không có gì phải bàn cãi nhiều về phần mềm này. Sự nhỏ gọn, và chạy ngầm một cách nhẹ nhàng giúp bạn không cảm thấy phiền toái nếu đang sử dụng máy cấu hình yếu. Trên các phiên bản Windows 8 trở về sau, Microsoft Security Essentials được tích hợp sâu vào hệ thống, kết hợp với Firewall của Windows bảo vệ bạn an toàn trước các mối hiểm họa. Cũng chính vì là phần mềm của Microsoft, nên khả năng am hiểu hệ điều hành Windows giúp cho phần mềm này không bị nhầm lẫn giữa virus với các chương trình hay các game máy tính khác.
10. Panda Cloud Antivirus 2014.
Panda cloud Antivirus 2014
Mặc dù sinh sau đẻ muộn, và vẫn còn là một tên tuổi khá mới trong lĩnh vực này. Nhưng Panda Cloud Antivirus đã nhanh chóng tạo được thiện cảm với người dùng. Có khả năng bảo vệ hệ thống trước các phần mềm độc hại phổ biến như Virus, bọ máy tính, Trojan, phần mềm quảng cáo v.v… Panda nhanh chóng được  tin dùng và tiếng lành vang xa trong làng công nghệ.

Nguồn : http://thuthuat.taimienphi.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Phong lan : nữ hoàng của các loài hoa

"Về thăm thành phố, náo nức mùa xuân, ba lô trên lưng, mang theo nhánh lan rừng..." Câu hát mở đầu trong bài Nhánh lan rừng cùa nhạc sĩ Thế Hiển hẳn đã quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Và những nhành lan đẹp lung linh trong ánh nắng đó ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy ở vườn nhà, những khuôn viên, hay ở các nhà vườn trồng lan...
Nhà nào có khuôn viên rộng thì có thể trồng nhiều loại lan khác nhau, có thể trồng trong chậu lớn, cũng có thể là những vò lan treo trên những nhánh cây. Còn nhà nhỏ, không có nhiều không gian cũng có thể trang trí bằng vài chậu lan nho nhỏ ở góc tường, hay trước hàng hiên cũng rất dễ thương.
Chăm sóc lan (nghiệp dư) cũng không quá khó, chỉ cần chăm tưới nước, thỉnh thoảng bón phân để lan cho hoa. Mình không dám lạm bàn vì chỉ biết ngắm hoa nở chứ trồng ở nhà thì chỉ tưới nước, rồi hên xui chờ hoa nở. Mấy chậu lan ở nhà mỗi năm chỉ nở độ đôi lần, nhưng được cái hoa đẹp và rất lâu tàn, từ lúc nở đến lúc tàn có khi cả tháng trời. Còn trồng lan thực sự là một thú vui tao nhã, và chỉ dành cho những ai thực sự có đam mê.
Dạo qua một vòng các trang web, các diễn đàn, trang chia sẻ ảnh flickr ta có thể bắt gặp cực kì nhiều các loài lan quý hiếm cho hoa đẹp, hoa độc... Ở Việt Nam mình thì các loại lan được trồng nhiều là Lan Hồ ĐiệpLan Vũ Nữ... Sau đây là bộ sưu tập hoa lan của mình, chụp trong vườn nhà và vườn người ta.:D Mời các bạn cùng xem và góp ý.
Khoe sắc trong đêm




Lung linh trong nắng

E ấp

Các loại Lan Hồ Điệp






Đua nhau khoe sắc

Nguồn : http://www.cayxanhcongminh.com/chi-tiet-tin-tuc/627/12/Phong-lan--nu-hoang-cua-cac-loai-hoa/#prettyPhoto

800 con kiến sẽ được đưa vào vũ trụ



Khoảng 800 con kiến sẽ được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một nhiệm vụ nghiên cứu mới.
Telegraph cho hay, các thí nghiệm có liên quan đến thói quen tìm kiếm thức ăn của loài động vật này.
Theo các chuyên gia, mục đích của việc đưa kiến lên ISS là nhằm nghiên cứu sự thay đổi hành vi của loài kiến trong môi trường không trọng lực.

800 con kiến sẽ được đưa vào vũ trụ
Khoảng 800 con kiến sẽ được đưa lên ISS. (Ảnh minh họa: Wikipedia)
Stefanie Countryman, giám đốc chương trình nghiên cứu, cho biết khi tập trung với mật độ cao, mỗi con kiến sẽ tìm kiếm ở một khu vực nhỏ trong một vòng tròn và di chuyển ngẫu nhiên. Ngược lại, với mật độ tập trung thấp, mỗi con kiến sẽ thể hiện hành vi tìm kiếm bằng cách đi theo đường thẳng.
Số kiến này sẽ được đưa lên ISS bằng tàu chở hàng không người lái Cygnus, từ căn cứ bay của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tại Wallops, bang Virginia.
Trên ISS, các nhà khoa học đồng thời sẽ thực hiện thí nghiệm về hiệu quả của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn E-coli trong không gian. Nhóm chuyên gia hy vọng việc xác định được các gene chống lại thuốc kháng sinh có thể giúp phát triển thêm nhiều loại thuốc có tác dụng hơn.
Trong nhiệm vụ này, tàu chở hàng không người lái Cygnus sẽ mang theo 28 vệ tinh mini, hay còn được gọi là Doves. Với kích thước nhỏ hơn một hộp bánh mì, các vệ tinh này sẽ gửi được nhiều hình ảnh trái đất từ không gian với tốc độ nhanh hơn các vệ tinh hiện nay.

Nguồn : http://khoahoc.com.vn

Kính thiên văn “du hành” ngược thời gian 13,2 tỉ năm



Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA vừa giới thiệu những hình ảnh đầu tiên về những thiên hà tại thời điểm cách đây 13,2 tỉ năm, được kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer chụp.
Chương trình kính viễn vọng không gian James Webb của NASA (JWST) đã giúp giới thiên văn tiếp cận bước tiến mới trong việc khám phá những thiên hà tại buổi đầu sơ khai vũ trụ.
Qua đó, kính viễn vọng không gian Hubble có thể “du hành” ngược thời gian 13,2 tỉ năm - thời điểm không lâu từ sau vụ nổ Big Bang, để chụp những hình ảnh với độ sắc nét cao của gần 3.000 thiên hà trong giai đoạn đầu của vũ trụ.
Nhờ vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ba bí mật lớn về những thiên hà trong giai đoạn đó.

Kính thiên văn “du hành” ngược thời gian 13,2 tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble chụp được hình ảnh của cụm thiên hà khổng lồ Abell 2744, cho thấy một số các thiên hà mờ nhạt và trẻ nhất từng được phát hiện trong không gian - (Ảnh: AP)
Đầu tiên, họ nhận thấy độ sáng các thiên hà “cổ” thấp hơn 10 - 20 lần so với thiên hà ngày nay. Đồng thời, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như các hố đen đi kèm với chúng.
Thứ hai, các nhà khoa học đã quan sát được bốn thiên hà trẻ xuất sắc nhất trong nhóm các thiên hà. Trong đó thiên hà sáng nhất được hình thành từ những ngôi sao, với tốc độ hình thành nhanh gấp 50 lần dải thiên hà Milky Way ngày nay, tuy nhiên kích thước của nó chỉ bằng 1/20 dải ngân hà của chúng ta.
Và cuối cùng, lần đầu tiên các nhà khoa học có thể tính khối lượng của những thiên hà“cổ” bằng các dùng kính thiên văn Spitzer để đo tổng độ sáng của chúng.
Qua đó, giới thiên văn nhận định đa số thiên hà “cổ” khá nhỏ, gần nhau hơn và phát ra ánh sáng xanh dương. Chúng tồn tại khắp nơi trong vũ trụ và có dạng tròn.
Garth Illingworth - nhà thiên văn thuộc Đại học California, Mỹ - cho biết: “Bạn hãy tưởng tượng việc du hành thời gian, trở về thời điểm 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang - sự kiện khai sinh vũ trụ. Bạn sẽ thấy đó là điều tuyệt vời”.
Những hình ảnh “độc đáo” được công bố tại cuộc họp Hiệp hội Thiên văn Mỹ (AAS) lần 223 tại Washington DC, Mỹ.

Nguồn : http://www.khoahoc.com.vn

Phát hiện thú vị về “phát hiện”

(GDVN) - Nếu có một trường đào tạo ngôn ngữ cho các sĩ phu hiện đại thì có lẽ cụm từ kinh điển đầu tiên mà các học viên phải thuộc lòng là: “chưa phát hiện”. Hà Nội “chưa phát hiện chuyện chạy chức”, Bộ Tài nguyên Môi trường “chưa phát hiện tham nhũng”, Bộ Công Thương “chưa phát hiện cây xăng "gần Viện Quân y 108" bán sai quy định”, Bộ Y tế “Chưa phát hiện chất gây teo não ở hạt hướng dương”, Bộ GD&ĐT “Chưa phát hiện trường nào bán bằng giả”…

Ảnh minh họa

Đi kèm cụm từ “phát hiện” có các tiếp đầu ngữ: chưa, không, đã, sẽ, vừa, nếu…

Trước hết nói về “chưa phát hiện” và “không phát hiện”.
Trả lời chất vấn tại nghị trường, Tư lệnh ngành Giáo dục nói “chưa phát hiện trường nào bán bằng giả”, lẽ ra hoàn toàn có thể dõng dạc tuyên bố: “Không phát hiện các trường trong hệ thống giáo dục bán bằng giả”.

Thay thế chữ “chưa” bởi chữ “không” là một sự khẳng định, phôi bằng do Bộ in và quản lý rất chặt chẽ, khi các trường muốn cấp cho học sinh, sinh viên bằng tốt nghiệp hoặc các loại chứng chỉ đều phải mua tại cơ quan bộ.

Nói thế có nghĩa Bộ GD&ĐT là nơi  bán phôi bằng, các trường, viện, trung tâm (gọi chung là trường) là nơi hoàn thiện văn bằng cấp cho người học. Về nguyên tắc, các trường chỉ cấp văn bằng chứ không bán, việc nhà trường thu thêm khoản này, khoản khác chỉ là lệ phí (ôn thi, bảo vệ tốt nghiệp, in ấn văn bằng)… Khoản lệ phí này ở các trường ngoài công lập “chỉ” vào khoảng 3-5 triệu đồng.
Có một sự thật là các trường, từ phổ thông đến đại học, dù là tư thục, dân lập hay công lập, chẳng ai “dại” mà đi bán bằng, kể cả bằng thật chứ đừng nói đến bán bằng giả, có chăng chỉ là những kẻ cò mồi, lừa đảo sử dụng con dấu “củ khoai” làm mất uy tín nhà trường.
Trong lĩnh vực thương mại, khái niệm “bán hàng” được định nghĩa khá chi tiết. Xin nêu một định nghĩa kinh điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán cho người mua để  nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi (mà hai bên) thỏa thuận” [1].
Người bán hàng luôn tìm cách thu hút sự chú ý của khách hàng, phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ mong muốn. Xét trên tiêu chí này thì các trường, cả công lẫn tư đều là người bán hàng, đều cung cấp cho người học những thứ mà họ muốn, cụ thể là kiến thức chuyên môn.

Tuy nhiên thực tế lại có một nhóm người không cần kiến thức, họ chỉ cần các văn bằng để hợp thức hóa chức vụ, địa vị trong các tổ chức, cơ quan, đó chính xác là những người mua bằng chứ không phải học sinh, sinh viên.
Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 12/01/2010 đăng bài “Thi dỏm, bằng thật, kiến thức giả” của các phóng viên Xuân Chiểu – Trần Ngọc, bài báo viết: “Với 600.000 đồng, nửa tiếng học ôn và một buổi thi ngoại ngữ bằng… tiếng Việt, chúng tôi có chứng chỉ B tiếng Anh thật 100%!” Sự việc này diễn ra tại Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật TP.HCM. Như các phóng viên bài báo khẳng định (vì chính họ đã tham dự thi để lấy tư liệu), bằng mà họ có được là bằng thật 100%, điều này có nghĩa là trường CĐ KTKT TP. HCM “không bán bằng giả”.
Một thời dư luận ồn ào chuyện mấy tỉnh tuyên bố không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại chức vào các cơ quan công quyền, trong khi bằng cử nhân, kỹ sư của họ là bằng thật 100%. Chẳng tỉnh nào chê bẳng của họ là bằng giả và cũng chẳng tính nào dám khẳng định rằng họ mua bằng.

Điều mà các tỉnh công khai  trước công luận là kiến thức, là trình độ chuyên môn của các “tại chức” này dưới mức trung bình, không đáp ứng nhu cầu mà tỉnh mong đợi. Không phải chỉ trình độ đại học mà cả trên đại học, người ta không “bán bằng giả” mà luôn “cung cấp” bằng thật, chỉ có điều không phải theo kiểu “tiền trao, cháo múc” ở chợ mà qua trung gian là các trường (cả công lẫn tư).

Nếu có chút nghi ngờ, chỉ cần Bộ tập trung tất cả thạc sĩ đào tạo trong 05 năm trở lại đây, cho làm bài thi ngoại ngữ, tin học là sẽ biết bao nhiêu “thạc giả” mà bằng thật. Vì sao lại không tập trung các “tại chức” để kiểm tra? vì “nồi cơm” của các trường (theo ý ông Nguyễn Thiện Nhân) ngày nay không phải là tại chức mà là cao học rồi.
Giá như có vị nào có quyền nêu câu hỏi chất vấn, đặt vấn đề như sau: “Từng làm Hiệu trưởng trường Thương Mại, xin Bộ trưởng chọn một từ thay thế từ “mua bằng” để định nghĩa hiện tượng: “Thi dỏm, bằng thật, kiến thức giả” mà báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh đã viết”.
Câu chất vấn này có thể làm khó những người dám nhìn thẳng vào sự thật, tuy nhiên với các tín đồ của “chưa phát hiện” thì câu trả lời lại vô cùng đơn giản: “cho đến giờ, chưa phát hiện ai “kiến thức giả” mà có bằng”.

Có lẽ phải chờ sau khi tòa xử vụ kiện “đạo văn” của ông Hoàng Xuân Quế, nếu Bộ thắng thì mới có dẫn chứng. Nhưng dù Bộ có thắng thì cũng không phải là do Bộ phát hiện, đây chẳng qua là “nhờ” các giáo sư, phó giáo sư con cưng của Bộ “choảng nhau” nên Bộ biết mà thôi?
Trong ngành nông nghiệp, những kẻ bán phân bón rởm, giống cây rởm gây thiệt hại cho nông dân, khối kẻ đã vào tù. Bọn mua ụ nổi rởm ở Vinashin cũng đang ngồi tù, bọn mua thiết bị lặn rởm ở Ngân hàng Nông Nghiệp còn bị kết án tử hình.

Thiệt hại mà chúng gây ra từ vài trăm đến vài nghìn tỷ. Thế còn đào tạo cho đất nước một đội ngũ “trí thức rởm” có thể lên đến hàng vạn người sẽ phải xử lý thế nào? Tất nhiên điều này không phải mới xuất hiện gần đây mà đã qua mấy chục năm rồi, vì vậy không thể đổ dồn lỗi cho mấy vị đương chức trong ngành giáo dục. Tóm lại thì vẫn là “không phát hiện” được lỗi thuộc thời kỳ nào, bộ phận nào, cá nhân nào!
Vừa phát hiện, nếu phát hiện:

Một điều “vừa phát hiện” là sách đồng dao dành cho trẻ mầm non với những nội dung phản cảm đang được dư luận mổ xẻ. Cuốn sách đã được phát hành cách đây một năm và có lẽ đã đến tay các cô bảo mẫu, nhưng cho đến nay ngành giáo dục vẫn “chưa phát hiện” sách này đã được đưa vào giảng dạy hay chưa.

Phải chăng nguyên nhân là do sách không do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành, hay đơn thuần chỉ vì sách đồng dao là tài liệu đọc thêm, chưa có trong danh mục sách giáo khoa mà Bộ quản lý? Nếu những từ đầu tiên được học ở trường là “đập chết” hay “quả đấm” thì trẻ con Việt lớn lên sẽ thành loại người gì? Rồi những chuyện ầm ĩ như bài toán “tảo hôn”, bài toán “chặt ngón tay”, cho đến nay vẫn “chưa phát hiện” nó có thật hay chỉ là một kiểu “chém gió” của cư dân mạng.

Chỉ có điều chắc chắn là VTC.vn ngày 26/11/2013 “vừa phát hiện” ý kiến của Bộ trưởng trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” do truyền hình VN phát tối 24/11 là có gì đó chưa ổn: “Với việc chưa xác minh được nguồn gốc bài toán nhưng bộ trưởng đã khẳng định như trên, liệu đã thẳng thắn và trả lời hết trách nhiệm chưa? Rõ ràng đây là việc cần xác minh, nếu (phát hiện) cá nhân thầy, cô giáo, nhà trường vi phạm thì ngành GD-ĐT phải có trách nhiệm xử lý” [2].
Đã phát hiện, sẽ phát hiện
Có một điều nhiều chuyên gia và bản thân lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng “đã phát hiện” đó là tình hình tuyển sinh CĐ-ĐH năm 2013.
Tháng 8/2013 Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Cách xác định điểm sàn như năm nay thì khối đại học dư tới 238.726 em trên sàn, như vậy nguồn dư năm nay rất lớn. Với nguồn dư này các trường trước đây khó tuyển năm nay hy vọng sẽ tuyển được thí sinh. (giaoduc.net.vn 8/8/2013). Ngày 26/11/2013 Thứ trưởng Ga lại nói: “Năm nay nguồn tuyển sinh đã lớn hơn chỉ tiêu 100.000 lượt thí sinh và có nhiều trường công lập dù điểm tuyển cao cũng dành chỉ tiêu để gọi thí sinh nguyện vọng 2 nhằm nâng cao chất lượng [3].
Có thể Bộ “đã phát hiện” điều gì đó nên trong công văn số 7871/BGDĐT-KTKĐCLGD, Bộ đã yêu cầu các trường ĐH phải nộp báo cáo tính hình tuyển sinh trước ngay 15/11/2013 theo mẫu của Bộ và không được thay đổi cấu trúc các tệp dữ liệu do Bộ thiết kế, hơn nữa các trường phải nộp bản mềm (File dữ liệu). Nếu như vậy chỉ cần vài tiếng là các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ có số liệu tổng kết toàn ngành và đương nhiên Bộ “sẽ phát hiện” số sinh viên dôi dư (238.726 người) đang nằm ở đâu và cũng biết được vì sao có tới 20 trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu.

Hy vọng sau khi các trường CĐ nộp xong báo cáo (30/11/2013), những phát hiện này sẽ được công bố công khai để mọi người cùng biết. Giả sử bộ “sẽ phát hiện” được điều gì đó bất thường, trái quy định trong việc gọi quá chỉ tiêu đăng ký thì liệu Bộ có ra quyết định đình chỉ như với CĐ Asean hay là hai bên sẽ hòa giải?
Còn câu hỏi cuối cùng là “nếu phát hiện” ai đó cố tình “không phát hiện” hoặc cố tình “chưa phát hiện” các sai phạm thì sẽ xử lý như thế nào? Có một phát hiện thú vị là cho đến nay, chưa phát hiện bộ, ban, ngành, địa phương nào chưa sử dụng cụm từ “chưa phát hiện”. Cũng tại lỗi của “chưa phát hiện” nên dân gian mới có câu: “kính thưa các vị chưa bị lộ, thưa các vị sắp bị lộ”. Tại sao lại “kính thưa” và “thưa” thì chẳng cần nói ai cũng hiểu.
Nguồn : Giaoduc.net.vn

Bất đẳng thức giáo dục: 2 nhỏ hơn 1

(GDVN) - Có lẽ mong muốn của hai vị nguyên Bộ trưởng sẽ khó mà làm thay đổi được phương án dự kiến của đương kim Bộ trưởng, nếu như thế theo cách biểu diễn toán học, xã hội sẽ nhận được một bất đẳng thức 2<1 (2 nhỏ hơn 1)
Ảnh minh họa

Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW 8 khóa 11 và tổng kết năm học 2012-2013 các trường CĐ - ĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 28/12 với sự tham dự và chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. 
Phát biểu tại hội nghị ông Vũ Đức Đam nói đại ý: “Đổi mới giáo dục trước hết phải thực hiện ngay tại Bộ GD-ĐT…”.
Vì ai cũng biết nên không cần nhắc lại quy định tự chủ tuyển sinh trong Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên cần nêu rõ ở đây ba quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong  nghị quyết số 29-NQ/TW (NQ29): 
1. “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…”;
2. “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo…”;

3. “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường…”.
Quan điểm này đã được bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT thể hiện trong thư gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và cũng được Hiệp Hội các trường CĐ-ĐH ngoài công lập, dưới sự lãnh đạo của GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề cập trong phương án thi tốt nghiệp phổ thông với 8 môn gửi Bộ GD&ĐT.
Trước kỳ tuyển sinh năm 2013, Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương kéo dài kỳ thi 3 chung đến năm 2015. Sau khi có nghị quyết hội nghị TW8 khóa 11 Bộ đưa ra chủ trương cho các trường tự chủ tuyển sinh đồng thời dự kiến kéo dài 3 chung đến năm 2017. Để củng cố cho chủ trương này, Báo Giáo dục và Thời đại ngày 26/12/2013 còn cho đăng bài với tiêu đề: “Giữ nguyên thi 3 chung, thay đổi cách ra đề”.
Đưa ra quan điểm, ai cũng có cái lý của mình, Bộ GD&ĐT dựa vào yêu cầu đảm bảo chất lượng, dựa vào ý kiến số đông các trường công lập không muốn thi riêng, ở phía dư luận xã hội mà đại diện là hai vị nguyên Bộ trưởng thì dựa vào luật và chỉ đạo của TW. Chỉ cần nói như thế cũng đủ thấy đâu là đúng, đâu là chưa đúng, đâu là sức ì quá lớn mà chủ trương cải cách giáo dục còn phải đương đầu.
Có lẽ mong muốn của hai vị nguyên Bộ trưởng sẽ khó mà làm thay đổi được phương án dự kiến của đương kim Bộ trưởng, nếu như thế theo cách biểu diễn toán học, xã hội sẽ nhận được một bất đẳng thức 2<1 (2 nhỏ hơn 1). Có thể rồi một ngày nào đó, chẳng hạn sau khi nghỉ hưu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại có quan điểm giống như hai nguyên bộ trưởng đã nêu, và biết đâu giáo dục nước nhà lại nhận thêm bất đẳng thức mới: 3<1 (3 nhỏ hơn 1).
Con tàu Giáo dục qua mấy chục năm đã già nua, cũ kỹ, nguy cơ đối với 22 triệu hành khách (thầy cô và học trò) đang hiển hiện trước mắt. Đảng và nhà nước đã tạo ra hai chiếc phao cứu sinh rất tốt là Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết 29, sao lãnh đạo ngành không sử dụng mà cố giữ lại con tàu cổ lỗ ấy? Phải chăng đã là thuyền trưởng thì phải “là người cuối cùng rời tàu khi tàu bị nạn?”.
Phát biểu tại Học viện Báo chí-Tuyên truyền, Bộ trương Phạm Vũ luận cho rằng: “Triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT là vô cùng khó, trong đó khó nhất là thay đổi được tư duy và nhận thức… Quan điểm của Ngành là không đợi đến khi có đủ điều kiện mới bắt tay thực hiện” (Giáo dục & Thời đại Online, 26/12/2013).
Nói được như vậy nghĩa là Bộ trưởng đã rất thông suốt, đã nhận thấy đâu là mục tiêu mà đổi mới phải kiên quyết loại bỏ. Đáng lý ra Bộ  nên “nói đi đôi với làm” nghĩa là hãy thực hiện ngay chủ trương của Đảng: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông…, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. 
Gần đây Bộ có chủ trương: “Từ nay tới năm 2017 vẫn duy trì thi “ba chung” đối với các trường chưa đủ điều kiện thi riêng” (Giaoduc.net.vn 27/12/2013). Cũng nên nhắc lại rằng trong số hơn 300 trường CĐ-ĐH công lập đến nay mới chỉ có ĐHQG Hà Nội dự kiến phương án tuyển sinh riêng sẽ thực hiện trong năm 2014 (Vietnamnet 5/12/2013). 
Nếu tính cả các trường khối nghệ thuật đã được cho phép thì cũng chỉ khoảng hơn chục trường. Một khi đa số trường công lập không muốn tuyển sinh riêng thì có nghĩa là vẫn thi 3 chung, nghĩa là không có chuyện sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để tuyển sinh CĐ-ĐH như tinh thần nghị quyết 29.
Một chủ trương đúng đắn và cấp thiết như vậy mà phải chờ đến sau năm 2017, nghĩa là 4 năm nữa mới thực thi thì dư luận có quyền nghĩ răng nhận định: “Khó nhất là thay đổi được tư duy và nhận thức” mà Bộ trưởng Luận nêu trên là nói về ai đó chứ không phải về các quan chức của Bộ. 
Tại sao bao nhiêu “bộ óc vĩ đại” lại cứ luẩn quẩn chuyện chung riêng, chuyện trình phương án này nọ, rồi lại còn “ngăn sông cấm chợ” kiểu đã riêng thì riêng hẳn, không được động vào của chung… 
Giá như lãnh đạo Bộ lắng nghe các ý kiến đóng góp cách đây cả nửa năm về tuyển sinh năm 2014 thì sẽ thấy cách nghĩ hợp lý nhất là cách nghĩ bảo đảm tuân thủ Luật Giáo dục đại học, tuân thủ nghị quyết 29, không có chuyện chung riêng, không có lợi ích nhóm. 
Đó là cách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông như một kỳ thi đại học, đó là kỳ thi duy nhất, thống nhất toàn quốc. Làm được điều này sẽ không lo chuyện chất lượng đề thi, không lo chuyện các trường tổ chức luyện thi, không lo tốn kém vì bớt được một kỳ thi mà chất lượng vẫn đảm bảo. 
Căn cứ vào kết quả thi các trường CĐ-ĐH lên phương án tuyển sinh, muốn kiểm tra năng khiếu, các kiến thức đặc thù có thể quy định hệ số các môn thi cho phù hợp, thế là hết phải bàn luận, hết phải tranh cãi mà cũng chẳng phải “xin cho" gì nữa.
Nghị quyết 29 nhận định việc triển khai các quan điểm của Đảng còn “chậm và lúng túng”. Rất nhiều học giả, cựu lãnh đạo lên tiếng thúc dục phải cải cách, lãnh đạo Bộ thì hứa “Quan điểm của Ngành là không đợi đến khi có đủ điều kiện mới bắt tay thực hiện”. 
Kết quả là chúng ta sẽ chờ thêm 4 năm nữa, cũng có người cho rằng lãnh đạo Bộ rất muốn đổi mới nhanh chóng đi vào cuộc sống nhưng rào cản là ở phía các trường (CĐ-ĐH). Ai cũng biết ba chung thì tha hồ tuyển chọn, thi riêng là không được động đến 3 chung, không được động đến thí sinh của trường khác thế nên chẳng có ai dại gì mà tuyển sinh riêng, ra đề nhỡ có nhầm lẫn là cầm chắc kỷ luật, vừa tốn thêm tiền của vừa không được tát vét thí sinh. Việc Bộ sẵn sàng giúp các trường tuyển sinh riêng chẳng qua là do các trường “nhờ vả” chứ thực lòng Bộ không muốn làm trái luật.
Trong văn học có giai thoại Puskin ngủ gật trong giờ địa lý, một người bạn trả lời thầy rằng “mặt trời mọc đằng tây”, thầy yêu cầu Puskin giải thích, nhà thơ tương lai bèn ứng khẩu đọc: 
Mặt trời mọc ở đằng Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi
Thức dậy hay là ngủ tiếp đây.
Thế mới biết, sự việc nào cũng có cách lý giải khiến người khác hài lòng, cũng như luật nào cũng tìm được kẽ hở để lách. Phải chăng đó mới là cuộc sống?
Nguồn : Giaoduc.net.vn