thu nghiem

Điểm Truy Cập INTERNET Miễn Phí Theo Dự Án BMGF Của Quỹ Bill - Melinda Gates Phối Hợp Với Bộ Thông Tin & Truyền Thông, Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Toàn cảnh vụ xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm

Sau hai ngày xét xử vụ án Dương Tự Trọng và 6 bị cáo đồng phạm trong vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an): 18 năm tù. Các bị cáo còn lại chịu mức án từ 5 năm đến 13 năm tù.
Một Thế Giới xin điểm lại toàn cảnh phiên tòa xét xử này:
Giả sử phiên tòa phúc thẩm vẫn y án tử hình với Dương Chí Dũng, nhưng cuộc điều tra về "người mật báo" vẫn chưa đi đến hồi kết thì sẽ giải quyết thế nào? Vấn đề này đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật thi hành án hình sự. Theo đó, “Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:... Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm”. Gần 20 năm trước, bị án Siêng Phênh trước giờ ra pháp trường đã khai ra Vũ Xuân Trường và một số cán bộ công an dính líu đến đường dây buôn bán ma túy. Lời khai của Siêng Phênh đã mở ra một vụ án lớn khác và sau đó Siêng Phênh đã được tha tội chết.
Luật pháp hoàn toàn khác, có chuẩn mực và văn minh. Nếu như ai cũng nhân danh tình cảm cá nhân riêng tư để phạm pháp thì xã hội sẽ loạn, đất nước sẽ trỏ thành vô chính phủ. Khi một người sẵn sàng phạm pháp vì anh em, vì người thân, vì chiến hữu, vì đồng đội và cho đó là việc nghĩa hiệp thì xã hội phải trả giá cho sự “nghĩa hiệp” đó.
Nguyên Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TƯ Nguyễn Đình Hương khẳng định: "Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn, lớn hơn tội nhận hối lộ".
"Cộng thêm nguyên nhân của việc làm lộ bí mật này không phải vì tình cảm gia đình, không phải anh em mà xuất phát từ một cục tiền thì lại càng nghiêm trọng" - ông nhấn mạnh.
Ông Dương Chí Dũng “không có bất cứ liên quan, ảnh hưởng nào đến việc lựa chọn đối tác thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội”. Đó là khẳng định của Công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) trong công văn gửi các cơ quan báo chí ngày 9-1. Công văn lý giải về mối quan hệ giữa bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP HCM), với ông Dương Chí Dũng, nguyên tổng giám đốc Vinalines; cũng như thực hư những lời khai chấn động của ông này tại phiên tòa xét xử vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Trao đổi với Báo Điện tử Một Thế Giới, TS luật Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân, người bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng trong vụ án tại Vinalines) cho biết, việc HĐXX tòa án nhân dân TP. Hà Nội quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật của nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật hình sự mới chỉ là việc bước đầu. Còn trong trường hợp này, về mặt tố tụng, căn cứ vào pháp lệnh điều tra hình sự chức năng điều tra thuộc về Cục điều tra hình sự của Viện KSND Tối cao.
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng bộ Công an cho biết về lời khai của Dương Chí Dũng tố cáo thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ trong phiên tòa xét xử em trai mình trước hết sẽ do tòa án làm rõ.
"Vụ án hiện vẫn đang thuộc thẩm quyền quyết định của tòa nên có trả lại hồ sơ, khởi tố vụ án mới hay không là trách nhiệm của tòa án. Việc xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để HĐXX làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc”, thiếu tướng Tâm nói.
Chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và ký quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước từ lời khai của Dương Chí Dũng cho biết ông không chịu áp lực từ bất cứ ai khi xét xử vụ án.
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Bản án của Toà án Nhân dân TP Hà Nội ghi nhận: "Về lời khai của Dương Chí Dũng, tại phiên tòa anh khẳng định một lần nữa số tiền đã đưa cho đồng chí Phạm Quý Ngọ là 510.000 USD, đồng chí Thanh - Cục trưởng Cục C48 Bộ Công an 20.000 USD, đồng chí Sơn - Phó phòng C48 10.000 USD. Đồng thời, Dũng khai thêm trước đó đã đưa cho đồng chí Phạm Quý Ngọ 20 tỉ đồng để công ty Vạn Thịnh Phát do bà Lan làm chủ tịch được thực hiện dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn".
Có thể nói ngọn nguồn dẫn Dương Tự Trọng vướng vào vòng lao lý là từ cuộc điện thoại vào chiều 17.5.2012 của Dương Chí Dũng thông báo sẽ bị khởi tố và bắt giam. Sau cuộc điện thoại này, Dương Tự Trọng đã bày cách và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị cáo Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, công an TP Hải Phòng) cho rằng, cái mất lớn nhất của bị cáo sau vụ án này là danh dự của một chiến sĩ công an. Sự trừng phạt lớn đối với bị cáo là đã để lại lý lịch không trong sạch cho gia đình. Bị cáo Thắng xin hội đồng xét xử mức án thấp nhất để mau chóng được trở về, xóa lý lịch xấu ấy cho con cái và trả ơn cha mẹ.
Chiều 7.1, trong phần luận tội, ngoài việc xác định tính chất, mức độ hành vi phạm tội và đề nghị mức án đối với Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm, đại diện VKS còn cho rằng với những lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tại tòa về việc có người báo tin cho mình bỏ trốn có đủ cơ sở cho thấy đó là dấu hiệu của tội hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác. VKS đề nghị tòa kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án theo điều 286 Bộ luật hình sự.
VKS đề nghị tòa tuyên phạt Dương Tự Trọng từ 18-20 năm tù về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Các bị cáo khác bị đề nghị phạt tù cao nhất từ 6-7 năm tù, thấp nhất từ 5-6 năm tù.
Ông Dũng khai tối 2.5.2012 mình đến nhà và để lại nhà ông Ngọ 500 ngàn USD. Ông Dũng cho rằng số tiền trên mình đã vay muợn một số bạn bè (có nêu tên cụ thể), mượn của con cái và tiền để giành của gia đình. Ngoài ra, vào khoảng giữa cuối năm 2011, ông Dũng còn một lần đưa đến nhà ông Ngọ 1 triệu USD của một doanh nghiệp ở Sài Gòn để ông Ngọ đồng ý cho doanh nghiệp này trong quá trình làm ăn với Cảng Sài Gòn. Trước đó, ông Ngọ đã yêu cầu ông Dũng chỉ đạo cảng Sài Gòn làm ăn với một công ty khác mà theo ông Dũng là “không đủ năng lực”.
Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ông Ngọ cho hay: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".
Trước đó, trong phiên tòa xét xử mình và các đồng phạm về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trong, bị cáo Dương Chí Dũng đã kiên quyết không khai ra danh tính của người báo tin cho mình. Ông Dũng cho rằng mình đã khai tại cơ quan điều tra và đây là vụ án khác nên "không tiện nói ra" và "nếu bắt buộc thì tôi sẽ nói trong vụ án đó".

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét